Khu phòng tắm, nhà vệ sinh, ban công, mái, … là nơi thường xuyên có độ ẩm cao và phải tiếp xúc với môi trường nước mưa, nước thải, …. Do đó để tránh tình trạng thường xuyên hư hỏng, han rỉ, những vật liệu trong các khu vực này phải được sử dụng những chất liệu tốt nhất, bền nhất, cũng như dễ dàng vệ sinh và đảm bảo luôn cả yếu tố thẩm mỹ.
Người dùng đã quá quen với thuật ngữ inox để gọi các sản phẩm thiết bị gia dụng, thiết bị vệ sinh, đặc biệt là các loại phễu thu- cầu chắn rác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tính chất, đắc điểm của loại vật liệu này.
Inox là viết tắt của từ tiếng Anh Inoxidable – Nghĩa là không bị Oxi hóa. Không bị Oxi hóa nên các vật liệu Inox rất bền, không bị gỉ, dễ mài giũa hoặc cắt, ghép, uốn thành những hình dạng như ý và chúng thường được gọi là thép không gỉ.
Trước khi inox ra đời, vật liệu để sản xuất các sản phẩm phễu thu nói chung thường dùng là đồng hoặc nhôm. Tuy nhiên các vật liệu này thường không thể bền lâu trong điều kiện nhiệt độ thay đổi cũng như tiếp xúc với hóa chất, nước thải do bị ôxi hóa. Để chống lại hiện tượng này, năm 1913, một nhà chế tạo thép người Anh – Harry Brearley đã thành công trong việc hạn chế hiện tượng ăn mòn của thép bằng cách thêm một số nguyên tố như Crom, Niken, Mangan và giảm hàm lượng Cacbon. Tùy theo hàm lượng của các thành phần này mà có các loại inox khác nhau như Inox 304, 201, 202, 430, 316. Những chủng loại inox này khác nhau về thành phần cấu tạo vì vậy về độ bền, độ sáng bóng khác nhau. Dưới đây là 1 số đặc điểm của các loại inox phổ biến:
- SUS430: nhiễm từ, bị tác động của môi trường làm hoen ố.
- SUS202: nhiễm từ, bị tác động của môi trường làm hoen ố.
- SUS201: không nhiễm từ (99%), bền với thời gian, nhưng tránh tiếp xúc trực tiếp với axit hay muối.
- SUS304: không nhiễm từ, có thể dùng được trong mọi môi trường, luôn sáng bóng và đảm bảo an toàn.
Tính chống ăn mòn của Inox 304:
Inox 304 thể hiện được khả năng chống ăn mòn tuyệt vời của mình khi tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau. Inox 304 có khả năng chống gỉ trong hầu hết các ứng dụng của ngành kiến trúc, trong hầu hết môi trường của quá trình chế biến thực phẩm và rất dễ vệ sinh. Bên cạnh đó, Inox 304 còn thể hiện khả năng chống ăn mòn của mình trong ngành dệt nhuộm & trong hầu hết các Acid vô cơ.
Loại Inox 304L đây là loại inox có hàm lượng Carbon thấp (Chữ L ký hiệu cho chữ Low, trong tiếng Anh nghĩa là thấp). 304L dùng để tránh sự ăn mòn ở mối hàn quan trọng. Còn loại Inox 304H đây là loại có hàm lượng Carbon cao hơn 304L, dùng ở những nơi đòi hỏi độ bền cao hơn. Cả Inox 304L & 304H đều tồn tại ở dạng tấm và ống, nhưng với 304H thì ít được sản xuất hơn.
– SUS316: không nhiễm từ, dùng trong mọi môi trường, kể cả những môi trường đòi hỏi độ sạch khắt khe.
Tính chống ăn mòn của Inox 316:
Inox 316 thể hiện được khả năng chống ăn mòn tuyệt vời của mình khi tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau. Điều nổi bật của Inox 316 đó là khả năng chống rỗ bề mặt & khả năng chống ăn mòn kẽ hở trong môi trường Chloride ở nhiệt độ thường. Và khi ở trong môi trường Chloride có nhiệt độ cao hơn, khoảng 50 độ C, thì xuất hiện các hiện tượng rỗ bề mặt, ăn mòn ở những kẽ hở. Ở trong những môi trường như vậy thì Duplex là lựa chọn tuyệt vời, cụ thể là loại Inox 2205 (UNS S31803) hoặc loại inox có hàm lượng Molypden cao hơn 6% như UNS S31254.
Cả ba loại inox 316, 316L và 316H đều có khả năng chống ăn mòn giống nhau. Người ta ưu tiên dùng Inox 316L khi gặp những mối hàn quan trọng, ưu tiên sử dụng inox 316H khi cần dùng ở những nơi có nhiệt độ cao hơn.
Khi các vật thể làm bằng inox được liên kết lại với nhau với lực tác dụng như bu lông & đinh tán thì lớp ôxit của chúng có thể bị bay mất ngay tại vị trí mà chúng liên kết với nhau. Khi tháo rời chúng thì có thể thấy các vị trí đó bị ăn mòn.
Niken cũng giống như mô-lip-đen và vanađi cũng có tính năng oxy hoá chống gỉ tương tự nhưng không sử dụng rộng rãi.
Bên cạnh crôm, niken cũng như mô-lip-đen & ni tơ cũng có tính năng oxi hoá chống gỉ tương tự.
Niken (Ni) đây là thành phần thông dụng để tăng cường độ dẻo, dễ uốn, tính tạo hình thép không gỉ.
Mô-lip-đen (Mo) làm thép không gỉ có khả năng chịu ăn mòn cao trong môi trường axit. Ni tơ (N) tạo ra được sự ổn định cho thép không gỉ ở nhiệt độ âm (môi trường lạnh).
Sự tham gia khác nhau của thành phần crôm, niken, mô-lip-đen, ni tơ dẫn đến các cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra được tính chất cơ lý khác nhau của thép không gỉ.
Nhận biết Inox 304, inox 201, inox 316:
Theo trình bày ở trên, có thể thấy các mác thép 4xx thuộc họ thép không gỉ martensite, ferrite, các mác thép 2xx và 3xx thuộc họ thép không gỉ austenite. Theo lý thuyết thì nhóm thép austenite nguyên bản hoàn toàn không hề nhiễm từ (không bị nam châm hút) nhưng, cũng theo trình bày trên, nhóm thép austenite bị biến cứng mạnh khi bị biến dạng dẻo nguội do có sự chuyển pha từ austenite thành martensite biến dạng ( pha martensite thì có từ tính). Vậy nên, trong thực tế, sử dụng nam châm để phân biệt các mác inox, nhất là để phân biệt các mác 2xx & 3xx, thì có thể nói là bất khả thi. Để phân biệt chính xác thì chỉ có thể dùng phương pháp phân tích thành phần hóa học (nhưng giá thành cao) hay dựa vào phương pháp nhận biết theo tia lửa mài (và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm).
- Nhóm thép 4xx: do trong thành phần có nhiều Cr và hầu như không có Ni nên khi mài sẽ tạo thành tia & hoa lửa có màu cam sẫm, phần cuối nở thành hình bông hoa. Có từ tính mạnh hơn các mác 2xx & 3xx
- Nhóm thép 2xx: do 1 phần Ni được thay thế bằng Mn nên nếu cùng độ dày với mác 3xx, khi bẻ hay uốn sẽ có cảm giác cứng hơn. Khi mài, chùm tia có màu vàng cam sáng, tia lửa dày, xuất hiện hoa lửa nhiều cánh hơn (so với 3xx)
- Nhóm thép 3xx: khi mài, chùm tia có màu vàng cam, có số cánh hoa lửa ít, dọc theo tia lửa có các đốm sáng nhấp nháy.
So sánh khả năng chống ăn mòn của inox 304 và inox 201:
– Khi so sánh thành phần hóa học (TPHH) của inox 201 và Inox 304 thì ta thấy hàm lượng Chrom của Inox 201 thấp hơn Inox 304 khoảng 2%. Chính vì điều này mà inox 201 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn Inox 304.
– Khả năng chống rỗ bề mặt được quyết định chủ yếu bởi hai nguyên tố Chrom và Lưu Huỳnh (S). Chrom giúp làm tăng khả năng chống ăn mòn, trong khi đó thì Lưu Huỳnh lại làm giảm khả năng chống ăn mòn. Trong TPHH thì 2 Inox này có cùng thành phần Lưu Huỳnh. Vì vậy khả năng chống rỗ bề mặt của Inox 201 là thấp hơn so với Inox 304.
Đối với các thiết bị Inox sử dụng trong các khu vực nhà vệ sinh, phòng tắm, ban công, mái, …, phổ biến và ưa chuộng nhất là thiết bị Inox 304. Vật tư Inox 304 có nhiều lợi thế như độ bền cao, dễ dàng dát mỏng, độ cứng thấp nên tiết kiệm năng lượng, khả năng chống ăn mòn tốt hơn các loại Inox khác nhờ có hàm lượng Crom cao hơn. Tuy nhiên nhược điểm là giá thành của Inox 304 cao hơn so với tất cả các loại thiết bị Inox khác. Inox 201 có giá thành thấp hơn do được làm từ nguyên liệu thô rẻ hơn, trong đó dùng Mangan thay thế Niken. Tuy nhiên với các thiết bị dùng cho nhà vệ sinh, phòng tắm, ban công, …thường xuyên phải tiếp xúc với nước mưa, nước thải thì vật tư tối ưu là sử dụng Inox 304 vì một lẽ đơn giản, nó có khả năng chống ăn mòn và chống rỗ bề mặt tốt.
Thủy Sanh lấy chất lượng và sự hài lòng của người sử dụng làm phương châm kinh doanh. Vì lý do đó, chúng tôi ưu tiên sử sụng loại Inox 304 làm vật tư sản xuất các thiết bị ga thoát sàn, cầu chắn rác, phễu thu nước mái, nút bịt thông tắc, vỉ thu nước phòng tắm, phễu thu nước ngang vách, …. Với phương châm sản xuất đề cao sự tỉ mỉ, chi tiết, các sản phẩm của Thủy Sanh đều được làm từ những vật tư có chất lượng tốt nhất, được chăm chút, gia công một cách cẩn thận, và được kiểm tra kỹ càng trước khi xuất xưởng. Chính vì vậy, các sản phẩm của Công ty chúng tôi luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về những loại phễu thu mang thương hiệu PTS – vừa đảm bảo về mặt kỹ thuật, vừa có tính thẩm mỹ – yếu tố cần thiết của mọi công trình.
(Hình ảnh: Ga thoát nước sàn- Rọ chắn rác inox 304 – PTS)
(Hình ảnh: Vỉ thu nước phòng tắm- Nút bịt thông tắc Inox 304- PTS)